Kyxoan17
Bài viết này thuộc series “From 0 To hero” hướng dẫn người mới bắt đầu với thị trường bằng vốn 0 đồng. Anh em có thể đọc lại bài viết đầu tiên mình để link dưới comment để hiểu được cơ bản cách vận hành và các lợi ích của việc tham gia thị trường theo hình thức này trước khi tiếp tục đọc bài này nhé.
Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về các nền tảng Web3 mang lại cơ hội kiếm tiền bằng nhiều hình thức từ bounty, airdrop, retroactive, contest, feedback, job… Vậy thì cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu, làm thế nào để tối ưu thời gian và đạt được hiệu quả cao hơn?
Trước hết, mình xin đính chính lại rằng việc kiếm tiền từ bất kể thị trường nào từ “vốn 0 đồng” cũng đều không dễ dàng như anh em thường nghĩ. Việc không bỏ vốn tức là chúng ta sẽ phải đánh đổi bằng rất nhiều công sức và các kỹ năng cá nhân, càng chăm chỉ và đều đặn thì chúng ta sẽ càng kiếm được nhiều và phát triển kiến thức cũng nhanh hơn.
Thế nhưng chắc chắn nhiều anh em ở giai đoạn đầu sẽ rất mông lung không biết rằng bản thân cần chuẩn bị những gì và nên bắt đầu từ đâu, đúng không? Mình rất đồng cảm với anh em vì bản thân mình từ lúc mới bắt đầu cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tuy nhiên mình hy vọng với một chút kinh nghiệm mà bản thân đã “từng trải” thì mình có thể giúp anh em thêm một đoạn đường nữa trong hành trình dấn thân vào Crypto đầy trông gai, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng này.
a) Chuẩn bị tư liệu cần thiết
Tất cả các hình thức kiếm tiền từ “vốn 0 đồng” trong thị trường Crypto đều có một điểm chung đó là kết nối các kênh social, anh em cần chuẩn bị các kênh dưới đây:
Twitter: Kênh mạng xã hội phổ biến nhất cho giới Crypto, ngoài việc chuẩn bị để làm kèo thì anh em cũng có thể học được rất nhiều kiến thức bổ ích về thị trường ở đây.
Discord: Kênh build cộng đồng phổ biến nhất của các dự án web3, hầu như mọi thông tin, kèo kiếm tiền đều kiếm từ đây được hết.
Github: Kênh này chủ yếu dành cho các task on-chain và các đối tượng có kỹ năng về Devs, tuy nhiên rất cần thiết để tăng độ uy tín của anh em.
Ngoài ra còn cần chuẩn bị một số kênh khác như: Telegram, Medium, Facebook, Instagram, reddit… những kênh này tùy kèo sẽ yêu cầu kết nối.
Một tư liệu quan trọng nhất mà anh em cần phải có cũng như nắm được cách sử dụng của nó đó chính là ví nóng (Hot Wallet hay Non-custodial Wallet):
Metamask (best recommend): Ví này thì phổ biến nhất rồi, anh em không thể không nghe qua. Mình biết trong đây còn nhiều anh em người mới vẫn chưa biết cách sử dụng ví nóng, thế nên nếu chưa rõ thì hãy tìm đọc các bài hướng dẫn sử dụng ví trước để làm quen đã nhé.
Rabby (recommend): Tương tự như metamask, ví rabby được phát triển bởi nhà phát hành đứng sau Debank. Gần đây nhiều KOLs cũng thường xuyên nhắc tới.
Ngoài ra còn có: Coin98 Wallet, Trust Wallet,…
Mình giới thiệu anh em 2 ví là Metamask và Rabby là bởi cả 2 đều chưa có token, cơ hội nhận retroactive từ việc sử dụng ví là có (mình sẽ không đi sâu nhé).
Một số nền tảng được giới thiệu ở bài viết trước không hoàn toàn là miễn phí, bởi khi trúng kèo thì anh em vẫn cần thêm một bước claim phần thưởng về ví. Ngoài ra, nếu phần thưởng về tự động thì anh em vẫn cần phải luân chuyển số tiền đó về sàn, đúng không? Thế nên anh em cũng cần chuẩn bị thêm:
Phí gas: Phí gas là yêu cầu bắt buộc khi sử dụng dịch vụ on-chain của các hệ sinh thái, điều này chắc ai cũng biết.
b) Chuẩn bị kiến thức cần thiết
Tuy nhiên nếu là người mới thì anh em cần phải phân biệt được các kiến thức sau đây để đảm bảo quá trình bắt đầu hiệu quả nhất:
Các mạng lưới blockchain khác nhau:
+) Layer 1: Ethereum, Solana, Near, Aptos, Sui, Algorand, Avalanche, Cosmos, BNB chain,…
+) Layer 2: Arbitrum, Optimism, zkSync, Polygon, Metis, Fantom,…
Tùy thuộc từng mạng lưới blockchain thì cần những đồng coin/token nào để làm phí giao dịch?
Cách thiết lập mạng lưới trên ví Metamask (một số ví khác tự tích hợp sẵn)?
Cách chuyển tài sản giữa các ví hoặc giữa ví và sàn CEX.?
Cách kết nối ví và tương tác.?
Anh em là người mới còn chưa nắm rõ thì hãy tìm đọc từng mục một trên Coin98 hoặc Allinstation của HC Capital nhé!
Sở dĩ mình gọi phần này là “dấn thân” bởi vì qua bài viết đầu tiên có rất nhiều anh em nhắn riêng với mình và hỏi về việc nên bắt đầu từ đâu. Thực sự rất đơn giản, anh em hãy dấn thân vào tự trải nghiệm luôn, mình đã cũng cấp thông tin những tư liệu cần chuẩn bị rồi, bây giờ bước còn lại là của anh em thôi.
Trước đây khi mới bắt đầu, không có ai chỉ cũng chưa có kiến thức nền thế nhưng mình vẫn “cày” nhiệt tình, tự mình sau đó nhận ra những bài học để tối ưu và nâng cấp bản thân cũng như đưa ra chiến lược “săn hàng” hợp lý. Tất nhiên sẽ có những sai lầm khó sửa, nhưng về bản chất anh em sẽ mất ít hơn là được rất rất nhiều nên đừng ngại cứ coi như đó là học phí trải nghiệm.
Nói đi cũng phải nói lại, vậy dấn thân vào đâu thì hiệu quả nhất mà hạn chế được rủi ro cao? Dấn thân như thế nào để tối ưu trải nghiệm và lợi nhuận? Đoạn này mình sẽ đưa ra gợi ý theo đánh giá của bản thân nhé:
c) Chọn nền tảng để bắt đầu
Trong bài viết lần này mình đề xuất cho anh em những nền tảng có thể bắt đầu ngay có mức độ tối ưu trải nghiệm cao nhất (theo mình đánh giá).
Top.1: Layer3
Layer3 khá đơn giản để tiếp cận, thiết kế UI/UX thân thiện với người mới. Anh em ngay khi truy cập hãy vào profile và kết nối các kênh social mình đã liệt kê ở mục tư liệu cần chuẩn bị. Sau khi kết nối tài khoản và hoàn thiện profile là anh em có thể “cày kèo” ngay được nhé.
Trang chủ layer3 phân chia 2 loại task đó là:
Bounties: Các nhiệm vụ on-chain sẽ được liệt kê tại đây và cập nhật hàng ngày/tuần. Nhiệm vụ on-chain giúp anh em trải nghiệm các nền tảng, dự án web3 thuộc các hệ sinh thái khác nhau (Ethereum, Arbitrum, Polygon,…). Đặc biệt hãy chú ý các hệ chưa có token như Arbtitrum hay hệ Optimism đã xác nhận còn 14% token phân bổ cho airdrop; Các dự án chưa có token như slingshot, bungee, clipper… Các kèo retroactive/airdrop đều snapshot các hoạt động on-chain của ví để tiến hành phát token. Như vậy, ngoài việc trải nghiệm các thao tác thì anh em cũng có cơ hội trúng kèo thay đổi vị thế. Tuy thế thì anh em cũng cần lưu ý, tất các các kèo on-chain thì tức là anh em đang sử dụng dịch vụ trên blockchain —> phải mất phí giao dịch, tùy từng mạng lưới thì phí giao dịch sẽ khác nhau (polygon, optimism sẽ rất rẻ nhưng trên Ethereum thì phí chát đó nhé anh em) —> hãy cân nhắc làm kèo trên hệ có mức phí giao dịch nhỏ để trải nghiệm trước nhé.
Contests: Mục này là các nhiệm vụ off-chain, anh em tham gia đóng góp cho dự án thông qua việc viết bài, sáng tạo memes/logo, edit video,… Với mỗi content chất lượng thì dự án sẽ chọn lọc và trao thưởng cho người xứng đáng. Đặc biệt vì đây là các nhiệm vụ off-chain nên phần thường sẽ được tự động gửi về ví của anh em mà không cần claim mất phí. Vẫn phải lưu ý anh em lại, tài sản trong ví của anh em rồi thế nhưng để chuyển đổi nó về tiền thật thì vẫn phát sinh các giao dịch on-chain nên vẫn mất phí đấy nhé!
Top.2: Quest3
Quest3 phần bổ task on-chain và off-chain lẫn nhau nên anh em phải tự tìm trong trang chủ. Nhiều task có phần thưởng là NFT để quay Whitelist hoặc làm điều kiện để tham gia các sự kiện sau của dự án, chọn dự án mới để theo sẽ gia tăng cơ hội phần thưởng hơn.
Ngoài ra, Quest3 cũng có các nhiệm vụ trả thưởng bằng stablecoin anh em có thể trải nghiệm kiếm thêm. Phần thưởng trên Quest3 chủ yếu là random hoặc FCFS nên để gia tảng tỉ lệ thắng anh em nên dùng nhiều tài khoản để “cheat”.
Mình chọn Quest3 bởi vì task nó nhẹ nhàng và phù hợp với người mới vì trải nghiệm trên đây là khá tốt. Nhưng về phần thưởng và cách trao thưởng khá hên xui nên anh em cũng cần cân nhắc.
Top.3: Galxe
Galxe là OG trong mảng nền tảng bounty ở Web3 nên nhiều anh em sẽ quen mặt lắm. Mình đưa Galxe vào là bởi:
Task nhiều, phân hóa từ dễ đến khó mang lại đầy đủ các hình thức trải nghiệm dự án cho anh em.
Phần thưởng là các NFT (OATs, Credentials) được lưu trữ on-chain, thường sẽ là điều kiện để sau này dự án phát hành token sẽ phân bổ airdrop cho người dùng. Hiện tại đang có Optimism liên kết với Galxe để phát hành một chuỗi nhiệm vụ trải nghiệm các dự án trên hệ sinh thái của Optimism, rất có khả năng là cơ hội retroactive cho anh em đấy.
Đa số phần thưởng đều claim được hoàn toàn miễn phí, anh em người mới mà ngại phí giao dịch thì trải nghiệm trên Galxe sẽ tiện hơn.
Top.4: Early Ones
Early Ones là kênh thu thập feedback, survey và các buổi phỏng vấn với người dùng thực giúp các dự án ở giai đoạn phát triển biết được hạn chế và nhu cầu của người dùng. Task trên đây phân bổ thành mục free và premium, nếu muốn tham gia sử dụng và đánh giá nhiều dự án hơn thì anh em phải mint 1 NFT Pass để mở khóa.
Đổi lại, mình khá thích Early Ones vì ở đây mình tìm được nhiều dự án mới thú vị phù hợp với mục đích research của mình. Hơn nữa phần thưởng cũng rất ưng ý, dao động từ $50 cho đến vài trăm đô cho một feedback là quá hời.
Tuy nhiên nó sẽ khá nặng đô với những anh em người mới vì:
Hàm lượng kiếm thức phải cao, anh em phải có hiểu biết nhất định về thị trường và sản phẩm. Vì phải phân tích đánh giá dự án nên việc có kiến thức tốt là tất yếu, nếu còn mông lung thì cơ hội được chọn và được thưởng là rất thấp.
Cần phải biết trình bày, gần như việc anh em phải viết bài đánh giá sau khi trải nghiệm dự án ấy. Ngoài ra cũng cần anh em phải biết tiếng anh nữa. Mình biết một câu em viết feedback ra bằng tiếng Việt trước sau đó google dịch thành tiếng Anh mà vẫn trúng kèo, nên quan trọng là chất lượng bài đánh giá của anh em thôi, ngôn ngữ chỉ là một phần.
Các nền tảng kiếm tiền khác anh em có thể tìm lại trong bài viết “From 0 To Hero” mình đã đăng trong nhóm Ryan và những người bạn từ tuần trước nhé.
Oke, vậy là mình hướng dẫn anh em những thứ cần trang bị và các nền tảng phù hợp nhất để có thể bắt tay vào kiếm tiền từ “vốn 0 đồng” với thị trường này rồi. Bây giờ anh em có thể bắt đầu dấn thân luôn thôi. Chúc anh em kiên trì và gặt được thành quả nhé, mong đó sẽ là động lực để nhiều anh em tiến được sâu hơn với thị trường này, Peace ^^!